Làng cổ Phong Nam - Khám phá kiến trúc nhà cổ hơn 100 năm có từ thời Chămpa
Làng cổ Phong Nam có khung cảnh cổ kính với giếng nước, mái hiên, sân đình cùng nhiều ngôi nhà có hơn 100 năm tuổi từ thời Chămpa. Với background này, du khách có thể diện trang phục áo dài và chụp những bức ảnh đậm chất Việt xưa.
Người dân nơi đây sinh sống chủ yếu bằng công việc làm hến và trải qua hơn 8 đời truyền nghề. Vì thế, hãy nán lại đôi chút bên xóm Hến để hiểu thêm về nghề truyền thống và có dịp nhâm nhi những món hến ngọt thanh.
Bên cạnh các công trình cổ kính, ngôi làng cũng nổi tiếng với nhiều lễ hội truyền thống. Tiêu biểu nhất là lễ Mục Đồng vào tháng 4 âm lịch, với nhiều trò chơi dân gian thú vị. Khi đến đây vào dịp này bạn sẽ được hòa chung không khí náo nhiệt và trải nghiệm phong tục địa phương.
Một số lưu ý khi đến làng cổ Phong Nam:
- Du khách có thể đến đây tham quan từ 8 giờ đến 17 giờ, vì đây là khung giờ ngôi làng mở cửa đón tiếp mọi người.
- Người dân trong làng ít sử dụng hình thức chuyển khoản, vì thế bạn nên đổi tiền mặt trước khi đến đây để thuận tiện cho việc mua vé thưởng ngoạn.
- Nếu bạn có ý định tham quan các ngôi nhà cổ, hãy mặc trang phục thoải mái di chuyển, kín đáo để phù hợp với văn hóa.
Làng cổ Kim Long - Thưởng thức hương men say nồng từ nghề rượu truyền thống
Làng cổ Kim Long nằm ở tả ngạn sông Hương, vì thế cũng mang trên mình nét đẹp dịu dàng, đằm thắm và yên bình của Cố Đô. Nếu bạn muốn “trốn” khỏi những danh cảnh náo nhiệt nhiều người qua lại, nơi đây rất thích hợp để bạn ghé qua.
Đặc biệt, Làng cổ Kim Long nổi tiếng với nghề truyền thống làm rượu nếp cải hoa vàng với vị chát đặc trưng ở đầu lưỡi và hậu ngon thanh mát. Vì thế, khi đi dọc đường làng, du khách sẽ nghe được thoang thoảng hương vị “say nồng” và nhìn thấy những chiếc chum đất cũ, mang đến khung cảnh mộc mạc.
Vào những dịp lễ lớn như Tết hoặc các ngày hội truyền thống dân tộc, nơi đây còn tổ chức buổi diễn nghệ thuật đậm chất Việt. Du khách sẽ được lắng nghe giai điệu đặc trưng miền Trung từ các nghệ nhân trong làng như: hò mái nhì, chầu văn, đối đáp, làm thơ,…
Thôn Vĩ Dạ - Nơi giao thoa giữa vẻ đẹp hùng vĩ của Núi Ngự và thơ mộng sông Hương
Thôn Vĩ Dạ là địa danh nổi tiếng được ví như “viên ngọc bích” giữa lòng Cố Đô. Nơi đây nằm nép mình bên sông Hương yên ả và cảnh sắc hùng vĩ, trùng điệp của Núi Ngự.
Để vào được trong làng, du khách phải đi qua cầu Cồn bắt ngang sông Giang với vẻ đẹp êm dịu, phẳng lặng. Nơi đây cũng trở thành điểm check-in cho du khách vì là bối cảnh nổi tiếng trong các bộ phim điện ảnh Việt Nam.
Ngoài ra, Thôn Vĩ Dạ cũng thu hút du khách nhờ vào các kiến trúc cổ còn sót lại từ thời nhà Nguyễn như nhà Rường cổ, phủ đệ của các hoàng tử, công chúa. Đến đây du khách sẽ có cơ hội chụp lại những hình ảnh độc đáo từ thời đại cũ mang đậm bản sắc dân tộc.
Trước khi kết thúc một ngày tham quan tại thôn, đừng quên ghé qua Cồn Hến để tìm hiểu lối sống giản dị của người dân địa phương. Du khách sẽ bắt gặp những hình ảnh mộc mạc như cúng bái đình làng chạng chiều, nông dân dắt trâu về vườn, các cụ già đang ngồi hàn thuyên và đám trẻ con vui đùa hớn hở,…
Làng Phước Tích - Cổ trấn nghìn năm tuổi chứa đựng tinh hoa nghề gốm Việt
Làng Phước Tích được xem là một cổ trấn lâu đời vì được xây dựng từ thế kỷ XV, nơi đây còn lưu giữ các kiến trúc nhà Rường thời vua chúa, những vật phẩm có giá trị lịch sử cao. Đến đây bạn sẽ có cơ hội được lắng nghe những câu chuyện của thời đại trước, hiểu thêm văn hóa xưa của người Việt.
Địa danh này còn nổi tiếng với nghề gốm truyền thống hơn 500 tuổi, các sản phẩm được làm từ đất sét cao cấp và đa dạng như chum, niêu, om, bát, bình hoa, và các vật dụng hàng ngày của người dân. Du khách có thể trải nghiệm làm gốm với sự chỉ dẫn của các nghệ nhân, để có những món quà lưu niệm của riêng mình tặng người thân.
Ngoài nghề truyền thống, làng Phước Tích còn có Miếu Bà với cây thị hơn 700 năm tuổi và là nơi linh thiêng, mang giá trị tinh thần vô cùng sâu sắc với người dân địa phương. Nếu du khách đến đây trước 5 giờ, ngày 22 – 24 tháng 3 âm lịch sẽ nhìn thấy lễ hội cầu bình an dâng lên nữ thần Ponagar – biểu tượng thiêng liêng của người Chăm.
Một số lưu ý khi làm gốm tại Làng Phước Tích:
- Vào tháng 2 – tháng 8 là thời điểm thích hợp để bạn ghé đến đây tham quan vì thời tiết mát mẻ, ít mưa thích hợp để tham gia hoạt động làm gốm.
- Du khách nên đến làng vào những ngày cuối tuần vì có các nghệ nhân làm gốm tham gia, chỉ dẫn tận tình để tạo ra món quà lưu niệm như mong muốn.
- Một số địa điểm trong làng mang giá trị linh thiêng như miếu, đền, đình làng, nhà thờ tổ, vậy nên du khách hãy chuẩn bị trang phục kín đáo để phù hợp với phong tục nơi đây.
Nhà ga Quốc tế Đà Nẵng mong rằng với những chia sẻ trên, du khách sẽ có một chuyến đi khám phá văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam thật tốt đẹp!
– – – – – – – – – – – –
Nhà Ga Quốc Tế Đà Nẵng
Địa chỉ: Cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng,Việt Nam
Liên hệ: +84 (236) 381 7878
Email: info@ahtcorp.vn
Facebook: https://www.facebook.com/DanangInternationalTerminal
Instagram: https://www.instagram.com/danang.internationalterminal
Youtube: https://www.youtube.com/@dananginternationalterminal
Digital Guidebook: https://explore.danangairportterminal.vn